Tác dụng thần kì của ngải cứu với sức khỏe

Ngải cứu có thể được chế biến thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. Nhiều người cũng sử dụng cây ngải cứu để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Vậy tác dụng cụ thể của cây ngải cứu là gì? 

Ngải cứu là cây gì? 

Cây ngải cứu còn được gọi là: thuốc cứu, ngải diệp, cây thuốc cao, thuộc họ Cúc và là một loại rau ăn được. Ngải cứu có tên tiếng Anh là Wormwood, Mugwort, tên khoa học là Artemisia vulgaris. 

Tác dụng thần kì của ngải cứu với sức khỏe

Đặc điểm nhận dạng của ngải cứu là thân cây có nhiều rãnh nhỏ, lá mọc so le từ thân ra chứ không có cuống, mặt trên lá màu xanh thẫm, mặt dưới trắng ngà, khi chạm vào có cảm giác ráp tay. Khi lại gần hoặc lấy tay vò nhẹ lên lá sẽ thấy lá ngải cứu tỏa ra mùi thơm hơi hắc rất đặc trưng.

Thành phần dinh dưỡng, hóa học trong cây ngải cứu

Cây ngải cứu thường được dùng dưới dạng chiết xuất hoặc trà. Dầu của ngải cứu được làm từ thân và lá của cây, trong khi chiết xuất hoặc cồn có thể sử dụng toàn bộ cây.

Theo phân tích từ các chuyên gia, trong cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu khoảng 0,2 – 0,34%. Đồng thời ngải cứu chứa những thành phần tốt cho sức khỏe như: amino acid, flavonoid, choline, adenin,…

Ngoài ra, ngải cứu chứa nhiều hợp chất thực vật, trong đó nổi tiếng nhất là thujone. Thujone được cho là có tác dụng kích thích não bộ của bạn bằng cách ngăn chặn axit gamma aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương. Mặc dù hợp chất này mang đến một số lợi ích. Thế nhưng tiêu thụ quá nhiều thujone có thể gây co giật và thậm chí tử vong.

Lợi ích của ngải cứu với sức khỏe

Lợi ích của ngải cứu

Chống đau và viêm

Thuốc artemisinin, một hợp chất được tìm thấy trong cây ngải cứu, được cho là có tác dụng chống viêm mạnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nó làm được điều đó bằng cách làm dịu hoạt động của các protein gọi là cytokine giúp kích hoạt tình trạng viêm. Bằng cách đó, ngải cứu có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm như đau, đỏ, ấm và sưng.

Ngoài ra, ngải cứu cũng được sử dụng để điều trị cơn đau khi chuyển dạ, đau tiền kinh nguyệt, đau khớp và cơ.

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Clinical Rheumatology đã báo cáo rằng những người bị viêm xương khớp uống 150 miligam (mg) chiết xuất ngải cứu mỗi ngày trong 12 tuần có ít triệu chứng đau khớp hơn so với những người dùng giả dược. 

Một nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Chinese Journal of Integrative Medicine cũng báo cáo tác dụng giảm đau ở những người bị viêm khớp dạng thấp khi sử dụng chiết xuất ngải cứu với leflunomide và methotrexate (hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp). So với những người chỉ dùng leflunomide và methotrexate, những người trong nhóm ngải cứu ít bị đau hơn và nhìn chung ít bị ảnh hưởng hơn. 

Điều trị ký sinh trùng

Ngải cứu có công dụng trong việc điều trị ký sinh trùng, bao gồm các loại giun sán như giun kim, giun tròn và sán dây gây bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng. Trong lịch sử, ngải cứu từng được coi là một phương pháp chữa trị giun đường ruột được ưa chuộng. Hầu hết các nghiên cứu điều tra việc sử dụng ngải cứu trong điều trị ký sinh trùng đều được tiến hành trên động vật và kết quả hầu hết đều tốt.

Một nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Helminthology đã báo cáo rằng chiết xuất ngải cứu có hiệu quả trong việc tiêu diệt Hymenolepis nana, dạng sán dây phổ biến nhất ảnh hưởng đến con người, cả trong ống nghiệm và chuột thí nghiệm. Điều này cho thấy rằng chiết xuất ngải cứu có thể giúp hỗ trợ các loại thuốc chống ký sinh trùng ở những nơi trên thế giới nơi phổ biến sán dây, giun tròn và giun kim.

Ngải cứu có tác dụng thần kì trong y khoa

Chống lại vi khuẩn và nấm

Ngải cứu có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh. Ngải cứu có tác dụng chống lại Staphylococcus Aureus, một loại vi khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng da và mô mềm. 

Hoạt tính kháng nấm của ngải cứu cũng có tác dụng chống lại các loại nấm thông thường như Candida albicans (loại gây nhiễm trùng nấm men và bệnh tưa miệng). 

Hỗ trợ tiêu hóa

Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày và các triệu chứng của bệnh túi mật. Người ta cho rằng terpen trong ngải cứu kích thích nước bọt, chất nhầy dạ dày và dịch tiết đường ruột có thể giúp giảm bớt các triệu chứng tiêu hóa. Đồng thời, chúng có thể giúp giảm axit dạ dày góp phần gây loét dạ dày và trào ngược axit.

Ngải cứu cũng có tác dụng làm tăng tiết mật từ túi mật, có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón.

Khuyến cáo khi sử dụng ngải cứu

Vì ngải cứu là một vị thuốc nên bạn cần cân nhắc thật kỹ về lợi ích. Cũng như các nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng để không vô tình làm tổn hại sức khỏe của mình và người thân. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng ngải cứu để chữa bệnh, tẩm bổ nhé!

Thông qua bài viết này, hy vọng đã giúp bạn biết thêm góc nhìn khách quan về lợi ích sức khỏe của cây ngải cứu, cách dùng hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày để chữa bệnh, bồi bổ cơ thể.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *