Isoflavone – Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ chất chống oxy hóa trong mầm đậu nành

Isoflavone là những hợp chất có nguồn gốc từ thực vật và hầu như chỉ được tìm thấy trong các loại đậu, chẳng hạn như đậu nành. Cơ chế hoạt động của nó bắt chước hoạt động của hormon estrogen, do vậy, nó có thể khá hữu ích trong việc làm giảm bớt các triệu chứng mãn kinh hoặc ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ.

Gia công thực phẩm chức năng isoflavone có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe khác ở chỗ chúng vừa chống viêm vừa chống oxy hóa (chúng ngăn ngừa tổn thương DNA của tế bào). Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng isoflavone có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và có đặc tính chống ung thư. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học cho những kết luận này còn khá ít.

Bài viết này sẽ gửi tới bạn đọc những lợi ích tiềm năng của isoflavone, bao gồm cả cơ chế tác dụng lên cơ thể. Bên cạnh đó, bài viết này cũng liệt kê một số loại thực phẩm chứa nhiều isoflavone. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Isoflavone là gì?

Isoflavone là các hợp chất hữu cơ (chứa cacbon) có liên quan đến flavonoid, một loại chất chống oxy hóa mạnh. Các nguồn isoflavone trong chế độ ăn uống chính là các loại đậu, đặc biệt là đậu nành và các sản phẩm có chứa đậu nành. Một loại thực vật có đặc tính nội tiết tố giống như estrogen – isoflavone cũng là chất chống oxy hóa mạnh và đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn. Các nhà khoa học tin rằng chúng cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác nhau, bao gồm bệnh tim và suy giảm nhận thức.

Isoflavone có thể cung cấp hoạt động pro-estrogen hoặc chống estrogen. Do đó, tăng hoạt động của estrogen khi nồng độ estrogen thấp, như trong thời kỳ mãn kinh và làm giảm tác dụng của estrogen nếu nồng độ cao. Các nghiên cứu lâm sàng ở người đã chỉ ra rằng những phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sử dụng nhiều sản phẩm đậu nành và isoflavone đậu nành sẽ ít bị bốc hỏa hơn, bên cạnh đó, các báo cáo cũng cho thấy chất lượng cuộc sống được cải thiện. Những người sử dụng isoflavone hằng ngày cho thấy sức khỏe xương tốt hơn, có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và gãy xương. Ngoài ra, chế độ ăn giàu các loại đậu và thực phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các rối loạn vú mãn tính và bệnh tim mạch.

Các loại đậu là nguồn cung cấp isoflavone phổ biến nhất. Chúng bao gồm:

  • Đậu nành và mầm đậu nành
  • Đậu xanh
  • Đậu (đậu đen, đậu pinto, đậu thận, v.v.)
  • Đậu phộng
  • Quả hạch

Isoflavone ở dạng phổ biến nhất trong đậu nành và cỏ ba lá đỏ bao gồm:

Đậu nành Cỏ ba lá đỏ
Genistein

Daidzein

Glycitein

Formononetin

Biochanin A

Daidzein

Genistein

Gia công TPCN isoflavone được cho là có đặc tính tăng cường sức khỏe với những tác động tích cực đối với các vấn đề sức khỏe.

Các tác động tích cực đối với sức khỏe của Isoflavone

Isoflavone với tác dụng nội tiết tố

Isoflavone còn được gọi là phytoestrogen. Chúng có nguồn gốc từ thực vật (“phyto” có nghĩa là “từ thực vật”) và chúng có cấu trúc tương tự như estrogen. Điều này cho phép isoflavone liên kết với các thụ thể estrogen.

Tùy thuộc vào tình trạng nội tiết tố của người phụ nữ, isoflavone có thể gây ra ảnh hưởng giống như estrogen bằng cách  tạo ra tác dụng estrogen hoặc kháng estrogen.

Trong các nghiên cứu liên quan đến việc bổ sung isoflavone cho các triệu chứng mãn kinh, một số lợi ích đã được nghiên cứu và chứng minh, chẳng hạn như:

  • Cải thiện sự mệt mỏi
  • Cải thiện tình trạng cáu kỉnh
  • Giảm tình trạng bốc hỏa

Các nhà nghiên cứu đã tổng hợp lại các nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng isoflavone và cho thấy hiệu quả đối với các triệu chứng mãn kinh và tình trạng sức khỏe. Họ kết luận rằng việc tiêu thụ isoflavone làm giảm các cơn bốc hỏa. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn bằng cách sử dụng các quy trình chuẩn hóa (chẳng hạn như cùng loại và liều lượng isoflavone và thời gian nghiên cứu) để xác nhận các tác động đối với sức khỏe.

Một số trường hợp báo cáo chỉ ra rằng isoflavone trong cỏ ba lá đỏ giúp giảm các cơn bốc hỏa và lo lắng trong thời kỳ mãn kinh. Mặc dù loại thảo mộc này được bán nhiều trên thị trường dưới dạng gia công thực phẩm chức năng, nhưng các nghiên cứu về tác dụng của cỏ ba lá đỏ đối với các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa đã cho kết quả không nhất quán.

Isoflavone với triệu chứng mãn kinh

Vấn đề bốc hỏa thường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh của cuộc đời. Những cơn nóng bừng đột ngột này là do sự dao động và/hoặc thay đổi nhanh chóng nồng độ nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Nhưng điều may mắn là không phải tất cả phụ nữ đều bị gặp phải tình trạng này. Những người bị ảnh hưởng có thể gặp các triệu chứng chỉ kéo dài vài năm, hoặc những phụ nữ khác có thể gặp các triệu chứng này tới hơn một thập kỷ.

Những loại thuốc có tác dụng thay thế hormon đã khiến nhiều phụ nữ cân nhắc thêm về việc sử dụng các sản phẩm tự nhiên để thay thế và cải thiện triệu chứng mãn kinh. Isoflavone đậu nành chính là một trong những yếu tố thay thế đó. 

Một nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp năm 2015 về isoflavone đã đưa ra kết luận: “Phytoestrogen dường như làm giảm tần suất các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh mà không gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng”. Đồng thời, một nghiên cứu khác cùng năm này đã so sánh isoflavone đậu nành với estradiol – một loại thuốc kê đơn. Kết quả cho thấy cần thêm nhiều thời gian hơn để isoflavone đậu nành kiểm soát hiệu quả các triệu chứng mãn kinh. Cụ thể, sau 13 tuần, isoflavone  đạt được 50% tổng hiệu quả và cần 48 tuần để đạt được 80% hiệu quả, bên cạnh đó estradiol cần ba tuần để có hiệu lực. 

Một đánh giá năm 2016 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã phát hiện ra rằng việc sử dụng isoflavone có liên quan đến việc giảm số cơn bốc hỏa và giảm khô âm đạo – hai triệu chứng mãn kinh phổ biến. Nghiên cứu năm 2017, đối chứng ngẫu nhiên mù đôi đã phát hiện ra rằng, kết hợp giữa isoflavone trong cỏ ba lá đỏ (>34 mg/ngày) và men vi sinh có hiệu quả hơn so với giả dược đơn thuần trong việc giảm các triệu chứng bốc hỏa trong nghiên cứu kéo dài 12 tuần này.

Ngày nay, việc gia công thực phẩm bổ sung isoflavon từ mầm đậu nành giúp chống lão hóa và hỗ trợ nội tiết tố đang được đẩy mạnh.

Isoflavone và sức khỏe của vú

Trong một số nghiên cứu của isoflavone với căn bệnh ung thư vú, người ta cho rằng: những người ăn chế độ nhiều đậu nành trong thời niên thiếu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sau này. Lượng isoflavone đậu nành hấp thụ cao hơn sẽ giảm các nguy cơ phát triển đối với các rối loạn vú mãn tính. Nhiều nghiên cứu hiện đang được tiến hành để đánh giá thêm về mối quan hệ này. Các nghiên cứu khác đã tìm thấy genistein có trong isoflavone đậu nành là chất ức chế mạnh các con đường dẫn đến rối loạn vú mãn tính.

Isoflavone và bệnh tiểu đường type 2

Béo phì và tiểu đường đang nhanh chóng trở thành một vấn đề sức khỏe trên toàn thế giới. Béo phì dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kết quả là xuất hiện thêm nhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim và thận. Chế độ ăn kiêng và tập thể dục rất quan trọng, và isoflavone đậu nành cũng có thể có những lợi thế nhất định của nó.

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2013 về Dinh dưỡng đã đánh giá phụ nữ sau mãn kinh và tác dụng của việc bổ sung isoflavone đậu nành. Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung isoflavone đậu nành có thể có lợi cho việc giảm trọng lượng cơ thể, kiểm soát glucose và insulin trong huyết tương. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy isoflavone đậu nành, cụ thể là genistein, có thể giúp giảm lượng đường và insulin lúc đói.

Mặc dù những nghiên cứu này cho thấy nhiều lợi ích, nhưng việc lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống thông minh là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

Isoflavone và sức khỏe tiêu hóa

Nghiên cứu đã chỉ ra, cứ 20 người thì có một người có nguy cơ mắc ung thư ruột kết, loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới. Một chế độ ăn chứa nhiều chất xơ từ thực vật là một biện pháp hữu ích để ngăn ngừa các biến chứng ruột kết, kết hợp cùng với việc kiểm tra ruột kết định kỳ bằng phương pháp nội soi sau tuổi 50. 

Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy không có lợi ích bảo vệ chống ung thư ruột kết ở những người ăn nhiều isoflavone đậu nành, súp miso và thực phẩm đậu nành. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2010 cho thấy ở những phụ nữ tiêu thụ nhiều đậu nành trong chế độ ăn uống, họ đã giảm 21% nguy cơ ung thư ruột kết. Tuy nhiên, nghiên cứu này không cho thấy bất kỳ sự suy giảm nào ở nam giới.

Một nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu năm 2016 cho thấy rằng việc tăng cường thực phẩm giàu đậu nành có liên quan đến việc giảm nhẹ nguy cơ ung thư dạ dày. 

Ở trẻ sơ sinh, bổ sung sữa đậu nành có thể làm giảm thời gian bị tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với người lớn, chất xơ đậu nành không giúp cải thiện tình trạng này.

Isoflavone đối với tình trạng loãng xương

Khi chúng ta già đi, mật độ xương sẽ bị giảm dần. Mặc dù phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới nhưng cả hai đều có nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương. Đây là một bệnh về xương ảnh hưởng đến khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới. Một khi chứng loãng xương xảy ra, xương trở nên mỏng và dễ gãy hơn. Isoflavone từ đậu nành có thể mang lại lợi ích bảo vệ cho xương.

Một nghiên cứu hệ thống năm 2012 về phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cho thấy những người tiêu thụ isoflavone đậu nành làm tăng mật độ xương lên 54% và giảm 23% quá trình tái hấp thu xương so với những phụ nữ không bổ sung isoflavone.

Một nghiên cứu năm 2017 đã đánh giá sức khỏe xương của 200 phụ nữ mãn kinh. Sau sáu tháng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng isoflavone đậu nành có tác dụng tốt đối với sức khỏe của xương. Tuy nhiên, sự gia tăng TSH (hormone kích thích tuyến giáp) được coi là kết quả không mong muốn. May mắn thay, một xét nghiệm máu đơn giản có thể được thực hiện để đảm bảo rằng tuyến giáp của một người hoạt động tốt. 

Trong các nghiên cứu, protein đậu nành từ các nguồn thực phẩm và isoflavone ở dạng gia công TPCN bổ sung đều được phát hiện là làm tăng mật độ xương.

Một số ảnh hưởng khác của isoflavone tới sức khỏe

Isoflavone trong giảm cholesterol: Nghiên cứu cho thấy isoflavone từ đậu nành làm giảm cholesterol xấu (LDL). Chỉ những nguồn thực phẩm chứa isoflavone và protein như đậu phụ cho thấy hiệu quả giảm cholesterol. Cỏ ba lá đỏ cũng đã được phát hiện là có lợi cho tim mạch, làm tăng HDL ( cholesterol tốt).

Isoflavone giúp làm giảm huyết áp: Ăn đậu nành có thể làm giảm huyết áp một chút và được khuyến nghị cho những người bị huyết áp tăng nhẹ, nhưng không phù hợp với những người bị huyết áp cao nghiêm trọng. 

Isoflavone hỗ trợ tình trạng bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu dự đoán giảm 27% nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm, giảm 37% nguy cơ đau tim và giảm 24% tổng thể bệnh tim mạch ở những người sử dụng isoflavone.

Isoflavone và sức khỏe não bộ. Kết hợp chế độ ăn chứa isoflavone với chế độ ăn ít đường, giàu hạt , tập thể dục thường xuyên và tránh thuốc lá cũng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe não bộ tối ưu.

Một số lưu ý khi sử dụng Isoflavone

Sử dụng hàm lượng lớn isoflavone hằng ngày có thể gây ra tác dụng phụ trên cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ của isoflavone có liên quan đến việc sử dụng lâu dài các chất gia công thực phẩm chức năng bổ sung chứ không phải từ các nguồn thực phẩm như các sản phẩm đậu nành. Tuy nhiên, ở một số người, có thể xảy ra tình trạng không dung nạp isoflavone. Kết quả của quá trình này có thể dẫn tới các biểu hiện: khó chịu, táo bón, đầy hơi, dị ứng… Cần theo dõi tình trạng của cơ thể, đặc biệt là với trẻ em. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này.

Isoflavone có thể tương tác bất lợi với một số loại thuốc:

  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs): tương tác bất lợi với các sản phẩm đậu nành lên men.
  • Thuốc kháng sinh: có thể làm giảm hiệu quả của các sản phẩm đậu nành, ảnh hưởng đến đường ruột.
  • Estrogen: làm giảm tác dụng của estrogen.
  • Coumadin: làm giảm hiệu quả của loại thuốc này. Isoflavone có đặc tính làm loãng máu và không nên dùng chung với Coumadin.

Mặc dù phần lớn dữ liệu nghiên cứu lâm sàng về isoflavone mang lại tác dụng hỗ trợ sức khỏe, chẳng hạn như tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm các triệu chứng mãn kinh… Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số ít thông tin không đồng thuận. Các isoflavone từ cỏ ba lá đỏ có chứa phytoestrogen, được biết là giúp cân bằng nồng độ estrogen và giúp giảm các triệu chứng mãn kinh. Bên cạnh đó, tiêu thụ đậu nành và các thành phần có nguồn gốc từ đậu nành dường như không làm thay đổi khả năng sinh sản của phụ nữ khỏe mạnh và có thể có tác động tích cực đối với những người đang muốn mang thai. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *